Bữa trưa miễn phí

Hồi còn sống, cha tôi đã từng kể cho tôi nghe chuyện một lần ông được mời đi ăn một bữa cơm trưa miễn phí khi ông còn trẻ.

Đó là vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 20, khi ấy cha tôi mới mười bẩy, mười tám tuổi đầu. Bởi vì ông tôi đã đi xa, mà bà hai lại rất kẹt xỉ với cha tôi, nên cha tôi buộc phải rời bỏ gia đình, một thân một mình lăn lộn giữa xã hội.

Một trong những thủ đoạn mưu sinh của cha tôi khi ấy là đi thi hộ người ta vào những trường đại học danh tiếng. Ông cũng thực sự có tài năng và số đỏ về con đường thi thố, lần nào đi thi hộ cũng đỗ cao. Song, mỗi lần cũng chẳng kiếm được mấy đồng tiền từ trong tay mấy cậu ấm sứt vòi bí mật thuê bố tôi mạo danh thi hộ, dùng chẳng được bao lăm đã lại mặt ủ mày chau.

Bản thân cha tôi đâu có không muốn thi vào những trường đại học danh tiếng chứ, nhưng mà dù cho ông có đỗ đầu chăng nữa, thì cũng chẳng có tiền đóng học phí. Cho dù nhà trường có yêu nhân tài như khát nước chăng nữa, cho phép giảm học phí cho ông, thì ông cũng không có cách nào ứng phó với những khoản chi khác về mặt ăn ở, mà vừa làm vừa học, con đường này cũng đâu dễ tìm. Biện pháp duy nhất là tìm cách vay một khoản tiền, sau khi tốt nghiệp cố gắng trả lại người ta sớm nhất.Khi muốn từ chối tụ tập, người thường nói “tôi có việc phải làm”, người EQ  cao chỉ cần một câu cũng thấy khéo léo

Ai có thể cho cha tôi vay tiền đây? Nghĩ đi nghĩ lại, những người vừa có thực lực sẵn lòng cho mượn như thế này, chỉ có trong bậc cha chú mà ông nội tôi quen biết kết thân. Mùa hè năm ấy, cha tôi tự mình đi dự thi, và đã đỗ với thành tích ưu tú, đứng đầu bảng và được nhận vào học ở Viện Y học Hiệp Hòa. Điều đó khiến cho cha tôi vô cùng hưng phấn, làm một người thầy thuốc cứu tử phù thương vừa là kỳ vọng của ông nội và cũng là khát vọng của bản thân cha tôi.

Thế là, tìm cách chạy tiền đi học liền trở thành việc gấp gáp trước mắt. Qua một hồi tính toán, cha tôi quyết định cầu trợ một người bạn cũ của ông nội, người này khi ấy có danh vọng rất lớn trong xã hội, tình hình kinh tế cũng cực kỳ sung túc, đồng thời cũng đã chứng kiến cha tôi trưởng thành từ tấm bé đến giờ.

Cha tôi đã tìm đến danh nhân này, ông ta ở trong một ngôi nhà cao cửa rộng đàng hoàng. Nhìn thấy cha tôi, người này không đợi cha tôi nói, đã vô cùng cảm kích, nói nhiều lời cảm động, vô cùng cảm thông. Nghe vậy, cha tôi cũng vô cùng cảm động, thì ra bác này đã thấu hiểu hoàn cảnh và cũng rất quan tâm và yêu thương mình, nên cha tôi bèn kể hết hoàn cảnh khó khăn bế tắc cụ thể và nguyện vọng của mình.

Danh nhân nghe nói xong, thì phải liên tục nhận mấy cú điện thoại gọi tới, sau đó ông ấy bèn thân mật hòa nhã nói với cha tôi rằng: Bữa trưa có mấy chỗ mời cơm, nhân tiện đi luôn đừng ngần ngại gì, trong khi ăn có thể tiếp tục bàn bạc.

Cha tôi đi theo vị danh nhân nọ, ngồi trên một chiếc xe ngựa có đệm lò xo, mốt thời thượng lúc bấy giờ, tới “Quán ăn Anh” ở bên ngoài Cửa Tiền, đây là một khách sạn Tây nổi tiếng nhất khi ấy, dành riêng cho những người quyền quý và giầu có cùng giới phong lưu đến tiêu xài.

Thời gian ở Bắc Kinh, ông nội chưa bao giờ dẫn cha tôi đến khách sạn tây cao cấp, nghĩ đến đây cha tôi càng thêm cảm kích thịnh tình khoản đãi của ông bác này. Mà tất cả những điều đó vẫn chưa phải là chủ yếu, điều làm cho cha tôi không tài nào quên được là, những người xuất hiện trong bữa ăn ấy, sau này hầu như đều trở thành những nhân vật có tên tuổi trong lịch sử, có người là nhà hoạt động xã hội, có người là nhà nghệ thuật, có người là học giả, giáo sư.

Vừa bước chân vào phòng ăn, cha tôi rất hoảng hốt bất an, vô cùng tự ti. Nhưng vị danh nhân ấy nắm tay cha tôi dẫn ông vào bàn tiệc, đồng thời giới thiệu với mọi người rằng cha tôi là công tử của ông nội tôi, rõ ràng ông nội tôi có trọng lượng trong con mắt của mọi người, cha tôi phát hiện ra những người nổi tiếng có mặt trong bữa tiệc đều rất thân thiện với ông, thế là mới dần dần cảm thấy thoải mái tự nhiên…

Đó là một bữa cơm trưa miễn phí cao cấp, thịnh soạn, tao nhã mà lần đầu tiên cha tôi được thụ hưởng thời trai trẻ, khiến cho tôi nghe nói mà cũng vô cùng ngưỡng vọng sùng bái. Cha tôi không nói kỹ với tôi về kết cục của bữa cơm trưa miễn phí ấy, nhưng có một điểm mà cha tôi nói rất rõ ràng: Cha tôi không nhận được một sự giúp đỡ nào từ vị bác phong lưu danh tiếng ấy.

Tôi hỏi cha tôi:

– Bố đã được ăn cơm rồi, tại sao lại không thể xin ông ấy cho bố mượn tiền chứ?

Cha tôi nói: “Họ cứ nói chuyện huyên thuyên rất vui, đến nước bố không tài nào nói chêm vào được!”.

Tôi lại hỏi: “Ăn cơm xong, bố có thể nói riêng với ông ấy chứ?”.

Cha tôi nói: “Tiệc vừa tan, bố thấy họ ai cũng bận việc quá, ai cũng có việc của mình. Thực tế, bố cũng chẳng có cơ hội gặp riêng ai được. Mọi người ai cũng tất bật lịch sự, thậm chí còn có người nói những câu thương tình khi bắt tay, chào bố…”.

Tôi còn hỏi: “Thế thì, bố có thể lại đến nhà ông ấy mà gặp ông ấy chứ?”.

Cha tôi nói: “Bố cũng từng có ý nghĩ như vậy, nhưng, rồi không đi nữa…”.

Tôi nói: “Bởi vì, cảm thấy ông ta quá giả dối ư?”.

Cha tôi nghiêm sắc mặt nói: “Không! Làm sao mà dám trách người ta giả dối chứ? Bữa cơm trưa hôm ấy, người ta cho bố cùng đi, là xuất phát từ thật lòng thật ý mà!”.

Tôi nói: “Nhưng, cuối cùng ông ta không cho bố mượn tiền mà!”.Một buổi nomikai ở Nhật diễn ra như thế nào?|Kênh du lịch LocoBee

Cha tôi nói: “Đó là câu chuyện mà bố kể cho con nghe, muốn con ngộ ra một điều: Con không nên nợ người khác! Trong suốt cả đời con, con phải cố hết sức giúp đỡ người khác, nhưng trái lại nhất định không nên ỷ lại vào cách nghĩ của người khác! Người khác có thể cung cấp cho con một bữa cơm trưa miễn phí, nhưng sự nghiệp cơm cháo của cả đời bản thân con, vẫn đòi hỏi tự mình con phải giành giật lấy!”.

Tôi đang nghiền ngẫm câu nói ấy, thì cha tôi lại nói: “Kỳ thực, sau này sau khi bố đã thành gia lập nghiệp, bố cũng vô ý đối đãi với người khác như vậy…Bố có thể mời người ta một bữa cơm, nghe người ta kể khổ, an ủi người ta đôi lời. Nhưng, cần bỏ ra một cái giá kha khá giúp đỡ người ta, bố cũng thường khó hạ quyết tâm.

Có lẽ, trừ phi nếu khi ấy con không giúp người ta, thì người ta lập tức không thể sống được nữa. Trong mối quan hệ giữa người với người, có lẽ như vậy là tốt hơn, có thể cho một bữa cơm trưa miễn phí, trái lại vẫn mong mỏi mỗi người tự nghĩ ra biện pháp, để mà an gia lập nghiệp!”.

Lưu Tâm Võ

Reviews

There are no reviews yet.

Only logged in customers who have purchased this product may leave a review.

Shopping Cart